Bảng vũ khí thiết giáp Đức Quốc xã Thảo_luận_Thành_viên:Chubengo

  1. Panzers: nên Việt hóa thành "Xe tăng" vì "Panzer" (tiếng Đức) có thể dịch là Xe tăng hoặc Xe thiết giáp.
  2. Tăng tự hành: Xe tăng vốn đã tự hành (tự chuyển động được, không nhờ thiết bị bên ngoài); Ví dụ như xe Hummel là pháo tự hành. Các loại xe còn lại trong mục này đều là Pháo tự hành. Nên đổi tên mục này là "Pháo tự hành".
  3. Tăng bao vây và tấn công từ đằng xa: Thực chất đây đều là các loại tăng hạng nặng. Vì vậy, nên đổi là "Tăng hạng nặng".
  4. Thiết giáp tấn công trực diện: Mục từ này có sự nhầm lẫn, ít nhất ở các từ đã có bài: "Nashorn", "Jagdpanther" và "Elefant" đều là pháo tự hành. Còn "Jagdtiger" là tăng hạng nặng. Nói chung, tất cả các thiết giáp đều có thể "tấn công trực diện". Đây khong phải là yếu tố đặc trưng để phân loại.
  5. Xe háp-trắc: Gốc tiếng Anh "Half Truck" (có nghĩa đen là một nửa xe tải bánh hơi). Mẫu "4 Maultier" đúng là loại xe này. Tuy nhiên, mẫu "Skoda Radschlepper Ost" là xe kéo dùng bánh tròn bằng kim loại bọc cao su (không phải bánh xích). Do đó, nó không thuộc loại "Half Truck".
  6. Sdkfz: Tất cả các "Sdkfz" đều là xe "Half Truck" theo đúng nghĩa của nó.
  7. Tăng phòng không: Gọi thế này cũng được. Tuy nhiên, ngôn ngữ thông dụng là "Pháo phòng không tự hành" (gồm cả bánh xích và bánh hơi, đương nhiên có bọc thép).
  8. Những loại khác: "Panzer VIII Maus" và "Panther II" là xe tăng. "Sturer Emil" là pháo tự hành. E-Serie là tên lớp xe hơi dân dụng: Lớp E (Ví dụ: "Ford E-Serie", "Isuzu E-Seri"...) nên không phải là thiết giáp.
Mong bạn cố gắng. --Двина-C75MT 12:21, ngày 18 tháng 10 năm 2010 (UTC)--"Caliber": Đạn chày, (gọi là "đạn chày" vì đầu đạn giống như đầu cái chày dùng để giã). --Двина-C75MT 03:52, ngày 23 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Dịch thô là "Chiến dịch Chợ cây cảnh". Còn "barrel length" là sức chứa của thùng đạn. "Barrel length: 71 calibers" có nghiac là thùng đạn chứa được 71 viên đạn chày. --Двина-C75MT 15:58, ngày 25 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Tăng phòng không nâng góc bắn lên 90 độ: Về cấu tạo vũ khí thì có thể làm như vậy. Nhưng trong thực tế người ta không sử dụng tính năng này vì khi góc tà bằng 90 độ, hệ số P sẽ bằng không; do đó, khả năng bám mục tiêu di động cũng bằng không. --Двина-C75MT 05:27, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Một số pháo phòng không có thể nâng góc bắn lên 90 độ, nhưng khi đó, pháo thủ không thể ngắm bắn ở tư thế nằm ngửa (:D). Vì vậy, các pháo phòng không thường có góc bắn tối đa đến 80 độ. --Двина-C75MT 05:37, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Tăng phòng không tháp pháo hở và tháp pháo kín:Tăng phòng không tháp pháo hở có ưu điểm là tầm quan sát mục tiêu của cả kíp chiến đấu rất rộng (gần như trong ụ pháo), tháp pháo nhẹ và chuyển vận linh hoạt hơn. Nhưng nhược điểm lớn nhất là dễ bị tấn công từ phía trên (xem loại ZSU-57Type 63).Tăng phòng không tháp pháo kín có nhược điểm là tầm quan sát hạn chế nhưng ưu điểm lớn nhất là khả năng sống sót của kíp chién đấu cao hơn do được che chắn tốt hơn. Việc quan sát trước đây phải nhờ vào dụng cụ quang học và xe quan trắc đi kèm. Ngày này đã có các loại rada hỗ trợ rất tốt. Một trong các mẫu điển hình là loại ZSU-23-4 Shilka và gần đây là 9K22 Tunguska. --Двина-C75MT 05:46, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Đúng vậy. Chúc vui. --Двина-C75MT 05:53, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Khác với pháo mặt đất, tầm bắn tối đa của pháo phòng không được xác định bới hai yếu tố: Khoảng cách từ chỗ bay cao nhất của viên đạn so với mặt đất và Khoảng cách từ vị trí đặt súng tới điểm cao nhất đó. --Двина-C75MT 06:43, ngày 30 tháng 10 năm 2010 (UTC)--